ĐI NHẬT BẢN DỄ DÀNG (PHẦN 1)

26/07/2024 15:04:43 | Xem: 132
Thời gian đọc: 1 phút

Không còn nỗi sợ “MẤT LIÊN LẠC” khi du lịch Nhật Bản

Một trong những mối quan tâm hàng đầu của du khách khi đặt chân đến một đất nước xa lạ đó chính là phương tiện liên lạc. Nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ Internet trong thời đại số, giờ đây chỉ cần một vài thao tác nhanh gọn, bạn đã có thể kết nối với... cả thế giới. Đến với một đất nước có phong cảnh 4 mùa hữu tình như Nhật Bản, ngoài việc sử dụng Internet cho nhu cầu liên lạc, các du khách nước ngoài, đặc biệt là những bạn trẻ dường như vô cùng ưa chuộng việc check-in, chụp ảnh chia sẻ với người thân, cũng như ghi dấu lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyển hành trình của mình. Hãy cùng tham khảo một số phương thức liên lạc phổ biến, đơn giản và tiện lợi khi đến Nhật Bản để chuẩn bị hành trang vi vu kỹ càng và an tâm hơn nhé!

Mạng không dây WIFI

Để nâng cao chất lượng du lịch Nhật Bản, ngày càng có nhiều điểm phát WIFI miễn phí không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở những nơi công cộng như sân bay, nhà ga, cửa hàng tiện lợi. Một số điểm phát sóng có thể tự động kết nối, nhưng ở Nhật Bản, bạn cần đăng nhập trước khi sử dụng nhiều điểm truy cập WIFI. Chúng tôi khuyên bạn nên đăng ký trước khi khởi hành. Ngoài ra, nếu bạn muốn liên lạc trong mọi tình huống, dịch vụ cho thuê WIFI di động bỏ túi cũng rất tiện lợi.

SIM điện thoại

Ở Nhật có 3 loại SIM phổ biến: SIM dùng để gọi điện thoại, SIM dùng để kết nối Internet và SIM tích hợp cả 2 chức năng trên.

Tương tự với thiết bị phát WIFI di động, bạn có thể mua và cài đặt SIM điện thoại tại cả 2 nơi là Việt Nam và Nhật Bản.

Để an tâm trước khi khởi hành, bạn nên tìm đến các đại lý du lịch có kinh doanh dịch vụ này để được hướng dẫn kỹ càng hơn.

Những lưu ý khi sử dụng nguồn điện khi đi du lịch

Khi đi du lịch Nhật Bản, chắc hẳn bạn cần phải sạc điện thoại, máy tính, pin của máy ảnh của mình. Tuy nhiên, mỗi quốc gia sẽ có những loại ổ cắm, chân sạc khác nhau và ổ cắm của Nhật. Đây là loại có hai lỗ hình chữ nhật nằm ngang và được sử dụng nhiều ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Nếu bạn mang theo một loại giắc cắm khác, bạn sẽ cần một bộ chuyển đổi để có thể cắm vào giặc cắm loại A của Nhật. Bạn có thể mua bộ chuyển đổi ở các cửa hàng đồ điện tử lớn ở trung tâm Nhật Bản.

Thảnh thơi du lịch Nhật Bản muôn nơi vì đã có COIN LOCKER

Hầu hết các trung tâm mua sắm và nhà ga ở Nhật đều cung cấp tủ gửi đồ công cộng (Coin Locker) với mục đích là giúp khách du lịch có nhiều trải nghiệm vui vẻ hơn khi tới Nhật Bản. Nếu bạn sử dụng tủ gửi đồ công cộng, chuyến du lịch của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng và tiện lợi hơn rất nhiều. Hãy học cách sử dụng chúng thuần thục nhé!

Coin locker là gì?

Là các tủ gửi đồ công cộng phục vụ đối tượng có nhu cầu gửi hành lý, đồ đạc trong thời gian ngắn để thuận tiện đi mua sắm hoặc đi dạo. Các dãy Coin Locker thường được bố trí ở các nhà ga, sân bay, trung tâm thương mại, đại siêu thị hoặc gần một số địa điểm tham quan như bảo tàng... Đặc biệt, một số siêu thị lớn còn có Coin Locker đông lạnh để du khách có thể gửi đồ tươi sống rồi tiếp tục mua sắm.

Kích thước của một Coin Locker

Một trong những điểm ưu tiên của Coin Locker là có nhiều kích thước phù hợp với hành lý, bao gồm kích cỡ thông thường, trung bình, lớn và rất lớn. Hầu hết các kích cỡ khác nhau về chiều cao và chiều ngang, còn chiều sâu thì tương đồng. Với kích cỡ tủ nhỏ, bạn có thể để một vài túi mua sắm hay balo... còn đối với tủ kích cỡ lớn, bạn thậm chí có thể cho vừa một chiếc vali to.

Chi phí và thời gian gửi đồ ở Coin Locker

Chi phí cho một lần gửi cũng không quá cao, thường trong khoảng 300 - 700 Yên Nhật (60.000 - 140.000 Đồng) và được tính theo ngày với mốc thời gian tính từ 12 giờ đêm. Tuy nhiên, tuỳ theo địa điểm mà có những Coin Locker có các mốc thời gian khác nhau, ví dụ như từ 1 giờ sáng.

Cách sử dụng và những lưu ý khi sử dụng tủ giữ đồ công cộng được giới thiệu cụ thể trên trang của JNTO (Tổng cục Du lịch Nhật Bản). Hãy kiểm tra thông tin và tập sử dụng Coin Locker thật thành thạo để có được một chuyến đi như ý muốn các bạn nhé!

Đăng bởi: Nguyễn Hoàng Lan

Nguồn: JNTO - Tổng cục du lịch Nhật Bản

Chia sẻ bài viết

Tour mới nhất

Bài viết liên quan