THÁP ĐỒNG HỒ BIG BEN - HƠN 160 NĂM VẪN HOAN VANG

09/07/2024 13:53:38 | Xem: 264
Thời gian đọc: 1 phút

Suốt hơn 160 năm qua, tháp đồng hồ Big Ben vẫn ngân chuông đều đặn, trở thành công trình mang tính biểu tượng của người dân London và du khách khi đặt chân tới thủ đô “xứ sở sương mù”.

Big Ben nằm trong tổng thể kiến trúc của Charles Barry sau khi Lâu đài Westminster bị phá hủy bởi hỏa hoạn vào năm 1834. Tháp Elizabeth hay thường gọi là Big Ben (hoặc tên cũ là Tháp đồng hồ của Cung điện Westminster), là tháp đồng hồ nổi tiếng ở thủ đô London, Anh. Công trình này tọa lạc bên bờ sông Thames và nằm ở phía Đông Bắc của Tòa nhà Quốc hội Westminster tạo nên một quần thể kiến trúc tráng lệ nổi bật tại Châu Âu. Được biết, năm 2012 tháp mới đổi sang tên Elizabeth nhằm tôn vinh Nữ hoàng Anh Elizabeth II.

Tòa tháp rộng 12 mét, cao 96,3 mét (trong đó 61 mét đầu tiên là khu vực tháp đồng hồ và 35,3 mét còn lại là phần chóp mái ấn tượng được làm bằng gang theo phong cách Victorian Gothic). Cho đến hiện tại, tổng trọng lượng ước tính của tháp đồng hồ lên đến 9553 tấn.

Tháp Đồng hồ Big Ben là một công trình kiến trúc nổi tiếng thuộc Quần thể tòa nhà Quốc hội Westminster vô cùng độc đáo. Công trình này được thiết kế theo lối kiến trúc Gothic đặc trưng với phần tháp nhọn được xây dựng bởi gạch phủ đá vôi vô cùng đặc biệt của miền Nam nước Anh, nhìn xuống tòa nhà Quốc hội dọc theo sông Thames. Suốt hơn một thế kỷ trôi qua, tòa tháp đã trở thành biểu tượng văn hóa nước Anh, được công nhận trên toàn thế giới. Công trình trở thành Di sản Thế giới của UNESCO từ năm 1987.

Bốn mặt của Tháp Đồng hồ Big Ben được đặt trong một khối đá hình vuông có cạnh là 7 mét kết hợp cùng 576 miếng kính trắng. Cấu trúc của mặt đồng hồ cùng các mặt số bên trong được thiết kế bởi Augustus Pugin.

Chi tiết mặt đồng hồ của Tháp Big Ben gần giống với các ô cửa sổ bằng kính của các tòa nhà đương thời. Chiếc kim phút của Big Ben dài 4,3 mét và được chế tác bằng đồng. Kim giờ của đồng hồ dài 2,74 mét và được chế tác bằng hợp kim chuyên dụng đúc súng. Ở dưới cạnh khung của mỗi mặt đồng hồ đều có khắc dòng chữ Latin “Domine Salvam Fac Reginam Nostram Victoriam Primam” với ý nghĩa là “Xin chúa hãy bảo vệ cho Victoria của Anh (Nữ vương Liên hiệp Anh) của chúng con”.

Tòa tháp sau khi được hoàn thiện có 4 mặt đồng hồ với màu sắc nguyên bản là vàng và xanh phổ (sơn trên mặt số và đồng hồ vô cùng tinh xảo và công phu). Vào năm 1930, với những ảnh hưởng của Thế chiến thứ I gây ra và sương mù cộng với khói bụi nên những chi tiết này đã được sơn lại bằng màu đen và vàng để tiết kiệm chi phí bảo trì.

Về mặt kỹ thuật, Big Ben là tên quả chuông lớn nhất bên trong tháp đồng hồ, nặng 13,7 tấn. Đây là quả chuông được đúc ở miền bắc nước Anh. Nó suýt bị đánh chìm trong một cơn bão biển khi được vận chuyển bằng tàu tới London.

Tháp được khởi công xây dựng vào năm 1843, mất hơn 10 năm để hoàn thành. Vào tháng 6/1846, một nhà thiên văn học hàng đầu nước Anh đã đưa ra các điều kiện để tạo ra chiếc đồng hồ, trong đó yêu cầu nhà sản xuất phải tạo ra loại có thể chạy chính xác tới từng giây.

Đồng hồ Big Ben được chế tạo có độ chính xác cộng trừ 2s/tuần. Để đạt độ chính xác như trên thực sự rất khó vì kim đồng hồ Big Ben dài hơn 4 mét, hơn nữa nó lại tiếp xúc hoàn toàn với thời tiết bên ngoài. Sau 8 năm tranh cãi, cuối cùng hệ thống đồng hồ cũng được hoàn thành.

Vốn nổi tiếng về hệ thống đạt độ chính xác tới từng giây suốt cả trăm năm qua, nhưng trên thực tế tháp đồng hồ này từng chạy sai giờ. Năm 2015, giới chức Anh đã lên tiếng thừa nhận chiếc đồng hồ này bị chạy chậm 6 giây sau khi các nhân viên của đài BBC phát hiện ra. Tuy nhiên, điều này đã được nhóm kỹ sư khắc phục ngay sau đó để các con lắc có thể hoạt động chính xác hơn.

Từ trước tới nay chưa từng có tháp đồng hồ nào như Big Ben được xây dựng. Suốt hơn 160 năm, nó hoạt động gần như không ngừng nghỉ, thậm chí tồn tại sau hai cuộc Thế chiến thứ I và II. Vào thời điểm tòa tháp được xây dựng, nó trở thành một trong những tháp đồng hồ lớn nhất trên thế giới.

(Big Ben trong cuộc chiến tranh Thế giới thứ 2)

Để vào bên trong tháp và ngắm quả chuông Big Ben vốn là điều không dễ dàng. Các biện pháp an ninh luôn được thắt chặt, đồng nghĩa với việc rất ít người có thể vào trong. Tháp cũng không lắp thang máy. Nên những ai được vinh dự bước vào đều phải leo bộ trên cầu thang cao 399 bậc.

Men theo cầu thang xoắn ốc sẽ tới phòng Belfry là nơi đặt các quả chuông đồng hồ. Big Ben có tổng cộng 5 quả chuông, với quả lớn nhất ở trung tâm trùng với tên tòa tháp. 4 quả chuông bên ngoài được gọi là Quarter, có kích thước khác nhau.

Khi búa gõ vào chuông sẽ tạo ra một nốt nhạc. Trong đó, mỗi chuông lại phát ra một nốt nhạc khác nhau. Sau 15 phút, chuông Quarter lại phát ra một phần của bản nhạc Westminster Chimes. Sau đó, mỗi giờ một lần, búa lại gõ lên quả chuông trung tâm Big Ben.

Được biết, số lượng các lần gõ sẽ cho người nghe biết "bây giờ là mấy giờ". Ví dụ, nếu thời điểm là 3 giờ, chuông sẽ điểm 3 lần. Mỗi tuần 3 lần, đồng hồ sẽ được lên dây cót. Nếu như trước kia, điều này được thực hiện thủ công, thì hiện nay đã có động cơ điện thay thế.

Vào năm 2017, tháp đồng hồ Big Ben đã trải qua cuộc cải tạo lớn và bị tháo rời lần đầu tiên sau hơn 158 năm hoạt động. Vào đúng 12 giờ trưa ngày 21 tháng 8 năm 2017, Tháp Đồng hồ Big Ben điểm những tiếng chuông lần cuối vào đúng 12 giờ trưa và đánh dấu cho một cuộc bảo dưỡng lớn nhất. Cuộc đại trùng tu này đã thay thế đá và đồ kim loại nhằm đảm bảo tương lai của tòa tháp. Ngoài ra, công trình cũng đang được khôi phục lại màu sắc vốn có lúc đầu, trong đó, mặt đồng hồ là màu xanh dương rực rỡ. Việc cải tạo trên tháp hoàn thành vào mùa hè năm 2022. Dự án tu sửa Tháp Đồng hồ Big Ben được đầu tư khá nhiều nhân lực và vật lực. Số tiền đầu tư vào dự án này lên đến 79,7 triệu bảng Anh, chênh lệch khá lớn với con số ước tính ban đầu.

Thời điểm thích hợp để tham quan Tháp Đồng Hồ Big Ben trong ngày

Bạn có thể tham quan Tháp Đồng hồ Big Ben vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, vào buổi trưa, tại tháp đồng hồ có tiếng chuông vang vọng 12 lần liên tục. Nếu muốn chứng kiến và trải nghiệm, bạn có thể đến tham quan tháp vào thời điểm này.

13 SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ CÔNG TRÌNH RỰC RỠ BIG BEN CHƯA CHẮC BẠN ĐÃ BIẾT

1. Tháp Đồng hồ Big Ben là biểu tượng chiến thắng của Vương quốc Anh.

2. Big Ben thực chất là tên của quả chuông bên trong đồng hồ.

  • Tên gọi Tháp Elizabeth được sử dụng là tên chính thức của tháp đồng hồ này.

3. Tháp Elizabeth được xây dựng 165 năm trước.

  • Cung điện Westminster đã bị phá hủy trong trận hỏa hoạn thảm khốc năm 1834 và quốc hội đã quyết định rằng họ sẽ xây dựng một tháp đồng hồ mới như một phần của công trình trùng tu. Họ bắt đầu xây dựng tháp vào năm 1843 và hoàn thành vào năm 1859. Như vậy, “tuổi thọ” của tháp là hơn 160 năm tuổi.

4. Chiều cao tổng của Tháp Elizabeth là hơn 96 mét, tương đương với 21 chiếc xe buýt ở London xếp chồng lên nhau!

5. Nó có kim giờ và kim phút KHỔNG LỒ

  • Các kim phút trên mặt đồng hồ của tòa tháp dài đến mức đáng kinh ngạc là hơn 4 mét. Để dễ hình dung, nó tương đương với chiều cao của một con hươu cao cổ cái trưởng thành! Kim giờ dài gần 3 mét và, tương tự như động vật, nó có kích thước gần bằng một con đà điểu!

6. Đồng hồ tại Tháp Elizabeth vẫn điểm đúng giờ dù đã trải qua hơn 160 năm tuổi và kinh qua nhiều biến cố lịch sử.

7. Tháp Elizabeth từng chạy chậm 6 giây vào năm 2015.

8. Big Ben không phải là chiếc chuông duy nhất trong tháp.

  • Dù bạn có tin hay không, có bốn chiếc chuông nhỏ hơn (được gọi là chuông quý) bên cạnh Big Ben, tất cả đều được chơi cùng nhau để tạo nên tiếng chuông tinh túy của nó.

Mỗi chiếc chuông tạo ra một nốt nhạc khác nhau:

  • Chuông quý đầu tiên phát chữ G

  • Chuông quý thứ hai chơi F#

  • Big Ben và chuông tam quý đều chơi chữ E

  • Chuông tứ quý đánh chữ B

Bản thân Big Ben đổ chuông mỗi giờ cùng với chuông quý và chuông quý tự đổ chuông sau mỗi 15 phút.

9. Tháp Elizabeth không đứng thẳng. Do điều kiện của nền đất nên tháp đồng hồ nghiêng một góc khoảng 0.26 độ.

10. Tháp Elizabeth từng ngưng đổ chuông trong vòng 2 năm vào Chiến tranh Thế giới Thứ I.

11. Ánh sáng Ayrton

  • Tháp Elizabeth có một thứ gọi là Đèn Ayrton, về cơ bản là một chiếc đèn lồng khổng lồ chiếu sáng các mặt đồng hồ khi quốc hội họp.

12. Những quả chuông không lắc lư

  • Bạn có thể nghĩ rằng những chiếc chuông bên trong Tháp Elizabeth lắc lư để tạo ra âm thanh, nhưng thực ra chúng được cố định vào đúng vị trí và được đập từ bên ngoài bằng búa.

13. Bên trong Tháp Elizabeth không có thang máy. Những ai được phép vào tháp kiếm tra đều phải đi bộ trên một cầu thang 399 bậc. Bạn sẽ phải leo 292 bậc thang để đến mặt đồng hồ, 42 bậc nữa đến nơi treo Big Ben và 65 bậc nữa để đến đèn Ayrton.

Mách bạn: Chương trình tour đến thành phố London, Anh có đưa bạn ghé tham quan Tháp Đồng hồ Big Ben. Mời bạn đặt tour tại đây nhé.

 

Viết bởi: Nguyễn Hoàng Lan