GẠO - TÂM HUYẾT CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC
Người Hàn Quốc có câu thành ngữ nói rằng “sống nhờ năng lượng từ gạo”. Gạo không chỉ là một món ăn đơn giản mà còn là động lực cho cuộc sống.
Gạo quan trọng hơn tất thảy mọi thứ
Gạo dùng để chỉ thực phẩm được làm từ tất cả các loại ngũ cốc luộc và nấu chín bằng cách cho chúng vào nồi sau khi vo sạch và thêm một lượng nước thích hợp – có thể kể đến gạo trắng, gạo lứt, lúa mạch, kê và cao lương. Vì gạo là lương thực chính nên bạn có thể nghĩ rằng gạo quan trọng là lẽ đương nhiên, nhưng bạn đã bao giờ nghe người phương Tây nói rằng “sống nhờ năng lượng từ bánh mì” hay “bánh mì là biệt dược” chưa? Người Hàn Quốc lại đặc biệt coi trọng hạt gạo. Người lớn thường chuẩn bị từng bữa ăn một cách cẩn thận, họ nói rằng gạo là một loại thuốc và từ “bapsim” (nghĩa đen nghĩa là năng lượng từ gạo) xuất hiện trong từ điển tiếng Hàn để chỉ sức mạnh có được sau khi ăn cơm. Có lẽ người Hàn Quốc rất coi trọng gạo vì sự phổ biến của gạo trong chế độ ăn uống của mình. Gạo khi chín là cơm được dùng chung với các thức ăn khác như súp hoặc các món ăn phụ, bất kể số lượng và các loại thức ăn được thay đổi thế nào thì cơm vẫn luôn phải có, như một điều “bất di bất dịch”. Nói cách khác, chế độ ăn uống của người Hàn Quốc tập trung vào cơm.
Ăn cơm mỗi ngày mà chẳng bao giờ chán
Vì việc ăn cơm rất quan trọng nên có rất nhiều loại gạo. Đây là lí do tại sao người Hàn không cảm thấy chán kể cả bữa nào cũng ăn cơm. Loại gạo cơ bản nhất là gạo trắng. Cơm trắng nấu chín có độ tơi mềm, phù hợp để ăn với mọi loại thức ăn. Cơm thay đổi vị tùy thuộc vào loại gạo, loại nồi nấu và lượng nước. Nhiều loại ngũ cốc khác nhau cũng được thêm vào cùng gạo trắng như cao lương, gạo nếp cẩm và kê để tạo thành “gạo ngũ vị”. Đôi khi, người ta cho cả đậu và các nguyên liệu theo mùa như khoai tây hoặc ngô để tạo nên một bữa ăn đặc biệt. Cơm trắng có thể thường được cuộn cùng rau, trứng chiên và thịt, trộn với tương ớt đỏ và dầu mè để làm bibimbap. Cơm hầm nhừ thành canh được gọi là “gukbap”. Đây là một món ăn riêng bạn có thể dùng mà không cần nhiều món ăn kèm. Tên gọi của gukbap sẽ thay đổi tùy vào từng loại canh. Khi nhồi gạo với các loại lòng lợn thì được gọi là canh dồi tiết, và khi dầm cơm với giá đỗ thì sẽ được gọi là canh giá đỗ.
“Cơm bát đá” là cơm được nấu trong bát đá cùng nấm, hạt dẻ và hạt bạch quả. Cơm mới nấu xong cho vào bát rồi đổ nước vào bát đá là có thể thưởng thức. Khi nấu cơm, có thể thử thêm giá đỗ hoặc hàu và trộn cùng nước tương pha sẵn sẽ tạo nên một món ăn đặc biệt. Khi đi dã ngoại, hầu hết các hộp cơm trưa của các bạn học sinh đều có đầy gimbap. Gimbap là món cơm cuộn rong biển được làm bằng cách trải cơm trắng lên trên rong biển, thêm cà rốt, rau bina, trứng, dăm bông, cuộn lại rồi cắt thành từng khoanh vừa đủ. Đây là món ăn phổ biến cho các bạn nhỏ vì vừa có thể trang trí đẹp mắt mà vẫn đủ chất.
Nên chọn loại gạo nào?
Cơm là một trong những yếu tố quan trọng nhất của bất kì bữa ăn nào cũng bởi cơm mới quyết định được vị. Người Hàn Quốc khuyên rằng nên mua gạo mới thu hoạch, vì gạo cũ có độ ẩm thấp, có nghĩa là khi nấu lên có thể bị khô và mất đi một phần chất dinh dưỡng. Điều quan trọng tiếp theo là phải kiểm tra ngày xát gạo. Bạn nên đảm bảo chọn loại mới xát trong vòng 2 tuần. Cuối cùng hãy tìm hiểu đặc điểm của các loại gạo. Chucheong có hạt nhỏ và dính, còn Singdongjin có hạt tơi. Hạt gạo Koshihikari sẽ trở nên trong suốt và bóng khi nấu chín. Gold Queen có vị mặn và độ xốp của hạt tẻ và hạt nếp khác nhau. Samgwang có hàm lượng protein thấp nên kết cấu mềm và dính. Đây là một trong những giống gạo được Cục Phát triển nông thôn chứng nhận có chất lượng cao nhất. Odae có đặc điểm là dẻo dai và vẫn giữ được vị ngọt ngay cả khi nguội.
Đăng bởi: Nguyễn Hoàng Lan
(Nguồn: KTO - Tổng Cục Du lịch Hàn Quốc)